Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Fan girl tạo trend troll phụ huynh bằng cách nhận vơ idol làm "bồ": Muốn lừa bố mẹ à, còn non lắm!

Các ông bố bà mẹ thường phản ứng thế nào khi biết con mình là fan girl, đặc biệt là fan girl K-pop? Nếu là ngày xưa thì chắc dịch vụ biên dịch hẳn 90% những bậc phụ huynh sẽ phản đối gay gắt vì cho rằng hâm mộ thần tượng là vô bổ, tốn thời gian, ảnh hưởng việc học. Thế nhưng hiện tại, phụ huynh chúng mình "xì-tin", trẻ trung và tâm lý hơn rất nhiều rồi. Không còn gay gắt như xưa đâu, thậm chí một số ông bố bà mẹ còn sẵn sàng đu idol cùng con cái luôn cơ, dễ thương lắm luôn.

Đó cũng là lý do mà hội fan girl bây giờ can đảm hơn, sẵn sàng "troll" lại cả phụ huynh cơ. Mới đây, trên MXH bất ngờ xuất hiện trào lưu gửi tin nhắn nhận vơ idol làm người yêu và cùng xem 1001 phản ứng của hội phụ huynh nhé!

Với phụ huynh, bạn yêu ai không quan trọng, quan trọng nhất vẫn là phải biết chú ý giữ gìn sức khỏe nhé. Yêu đương không quên phòng dịch nha

Fan girl tạo trend troll phụ huynh bằng cách nhận vơ idol làm bồ: Muốn lừa bố mẹ à, còn non lắm! - Ảnh 1.

Ảnh: Nguyễn Tina


Bộ mẹ không thấy con và Tiêu Chiến rất xứng đôi ư? Ảo là ảo thế nào

Fan girl tạo trend troll phụ huynh bằng cách nhận vơ idol làm bồ: Muốn lừa bố mẹ à, còn non lắm! - Ảnh 3.

Phụ huynh tỏ vẻ không thèm "care" trong trường hợp này, chắc vì quá hiểu con gái mình rồi đây mà

Fan girl tạo trend troll phụ huynh bằng cách nhận vơ idol làm bồ: Muốn lừa bố mẹ à, còn non lắm! - Ảnh 5.

Đến Chanyeol EXO mẹ còn chê xấu thì không biết sau này con phải tìm chàng rể thực sự thế nào cho vừa lòng mẹ đây...

Fan girl tạo trend troll phụ huynh bằng cách nhận vơ idol làm bồ: Muốn lừa bố mẹ à, còn non lắm! - Ảnh 7.

Mẹ né đòn cứ gọi là cực tỉnh nhé!

Fan girl tạo trend troll phụ huynh bằng cách nhận vơ idol làm bồ: Muốn lừa bố mẹ à, còn non lắm! - Ảnh 9.

Ảnh: Phương Yến


Con nít con nôi, yêu đương là chết với mẹ liền à, bất chấp việc bồ bạn là idol nổi tiếng thế giới luôn

Fan girl tạo trend troll phụ huynh bằng cách nhận vơ idol làm bồ: Muốn lừa bố mẹ à, còn non lắm! - Ảnh 11.

Ảnh: Phương Liên


Khi bạn nhận vơ Sik-K là người yêu nhưng lại có một bà mẹ quá "tỉnh"

Fan girl tạo trend troll phụ huynh bằng cách nhận vơ idol làm bồ: Muốn lừa bố mẹ à, còn non lắm! - Ảnh 13.

Ảnh: Mee Nguyễn


Còn đây là chuyện sẽ xảy ra khi bạn có một cô em quá ngây thơ và tin tưởng chị

Fan girl tạo trend troll phụ huynh bằng cách nhận vơ idol làm bồ: Muốn lừa bố mẹ à, còn non lắm! - Ảnh 15.

Ảnh: Cự Giải


Yêu ai thì yêu, đang dịch, nhớ đeo khẩu trang cẩn thận là được

Fan girl tạo trend troll phụ huynh bằng cách nhận vơ idol làm bồ: Muốn lừa bố mẹ à, còn non lắm! - Ảnh 17.

Nhẹ nhàng và súc tích! Muốn lừa mẹ ư, còn non và xanh lắm!

Fan girl tạo trend troll phụ huynh bằng cách nhận vơ idol làm bồ: Muốn lừa bố mẹ à, còn non lắm! - Ảnh 19.

Ảnh: Chin Chin

Tim vừa ẩn ý mong muốn tái hợp, Trương Quỳnh Anh liền có động thái trả lời khéo léo thế này đây!

Sau gần 2 năm chính thức tan vỡ, Trương Quỳnh Anh và Tim vẫn thường xuyên khiến dân tình hoang mang và tò mò mỗi khi cả hai đề cập đến chuyện tình cảm. Đặc biệt, cách đây ít ngày, Tim còn chia sẻ khoảnh khắc đi du lịch cùng con trai kèm một dòng trạng thái dài bàn về hạnh phúc để ngầm ẩn ý muốn tái hợp vợ cũ. "Dù vẫn còn thiếu 1 người rất quan trọng nhưng mình tin đến 1 lúc nào đó chúng mình sẽ lại đoàn tụ", chia sẻ của Tim khiến dân tình đồn đoán anh đang mong muốn "nối lại tình xưa" với Trương Quỳnh Anh.

Giữa hàng loạt ý kiến xôn xao, mới đây, Trương Quỳnh Anh đã có động thái trả lời nhẹ nhàng và tinh tế. Cụ thể, nữ ca sĩ đã chia sẻ một bức ảnh khoe nhan sắc và vóc dáng ngày càng thăng hạng, đúng chuẩn "phụ nữ đẹp nhất khi không thuộc về ai" và không nhắc đến chuyện tình cảm. Trương Quỳnh Anh viết: "29/2 - 4 năm mới có 1 lần, nghe bảo hôm nay người ta nên cầu hôn nhau gì đó. Ai tính gì thì tính đi, em thì chưa". Không chỉ thế, ngay thời điểm Tim ẩn ý muốn "tái hợp", Trương Quỳnh Anh cũng bày tỏ: " Để gặp nhau thì cần có duyên. Còn để ở bên nhau, không phải cần có phận mà cần có rất nhiều cố gắng!". Có thể thấy, sau cuộc tình tan vỡ với Tim, Trương Quỳnh Anh đã khéo thông báo hiện tại chưa có mối tình mới và cũng không quan tâm nhiều đến chuyện tình cảm. Không khó để nhận ra, hiện tại Trương Quỳnh Anh dành hết thời gian cho công việc và chăm con nhỏ hậu ly hôn.

Tim vừa ẩn ý mong muốn tái hợp, Trương Quỳnh Anh liền có động thái trả lời khéo léo thế này đây! - Ảnh 2.

Sau khi Tim ẩn ý muốn tái hợp, Trương Quỳnh dịch vụ biên dịch Anh liền khoe khoảnh khắc xinh đẹp và khéo phủ nhận chuyện tình cảm

Tim vừa ẩn ý mong muốn tái hợp, Trương Quỳnh Anh liền có động thái trả lời khéo léo thế này đây! - Ảnh 3.

Dòng trạng thái được Tim chia sẻ cách đây không lâu để bàn về hạnh phúc và mong muốn "đoàn tụ"

Tim vừa ẩn ý mong muốn tái hợp, Trương Quỳnh Anh liền có động thái trả lời khéo léo thế này đây! - Ảnh 4.

Trước đó, Trương Quỳnh Anh khoe ảnh thân mật bên một chàng trai bí ẩn, so về vóc dáng dân mạng suy đoán chàng trai này không ai khác mà chính là Tim

Tim vừa ẩn ý mong muốn tái hợp, Trương Quỳnh Anh liền có động thái trả lời khéo léo thế này đây! - Ảnh 5.

Hậu ly hôn, Tim và Trương Quỳnh Anh nhiều lần bị bắt gặp "hẹn hò" thân mật

Tim vừa ẩn ý mong muốn tái hợp, Trương Quỳnh Anh liền có động thái trả lời khéo léo thế này đây! - Ảnh 6.

Thậm chí, cả hai còn thoải mái đi du lịch cùng hội bạn. Tuy nhiên cả hai đã từng phủ nhận chuyện tái hợp

Tim vừa ẩn ý mong muốn tái hợp, Trương Quỳnh Anh liền có động thái trả lời khéo léo thế này đây! - Ảnh 7.

Trương Quỳnh Anh còn được nhận xét nhan sắc ngày càng thăng hạng sau ly hôn

Tim vừa ẩn ý mong muốn tái hợp, Trương Quỳnh Anh liền có động thái trả lời khéo léo thế này đây! - Ảnh 9.

Mặc dù đã đường ai nấy đi, tuy nhiên Trương Quỳnh Anh và Tim vẫn dành thời gian chăm sóc và yêu thương con trai nhỏ

Kwon Nara tỏa sáng giữa dàn cast với style thượng lưu, còn đeo khuyên tai giống Meghan Markle đây này!

Đảm nhận vai diễn Soo Ah trong hit truyền hình "Tầng Lớp Itaewon", Kwon Nara đang được coi là nữ phụ hot nhất màn ảnh xứ Hàn lúc này. Sức hút mạnh mẽ của Kwon Nara không chỉ đến từ diễn xuất thuyết phục mà nhan sắc cùng phong cách thời trang của cô nàng cũng có thể khiến vạn người "đổ" luôn từ cái nhìn đầu tiên.

Trong buổi họp báo thứ 2 của phim "Tầng Lớp Itaewon", Kwon Nara thực sự nổi bật và tỏa sáng giữa dàn cast với style siêu cấp sang trọng, khiến chúng ta dễ dịch vụ biên dịch dàng liên tưởng tới hình ảnh của các Công nương Hoàng gia.

Kwon Nara tỏa sáng giữa dàn cast với style thượng lưu, còn đeo khuyên tai giống Meghan Markle đây này! - Ảnh 1.

Không đi theo style trẻ trung, cá tính như bạn diễn Kim Dami, Kwon Nara chọn cho mình bộ suit váy tông màu trắng cực kỳ nữ tính, thanh lịch. Nét cổ điển của bộ suit váy còn mang đến cho nữ diễn viên vẻ ngoài sang trọng, quý phái tựa như một nữ nhân Hoàng tộc.

Kwon Nara tỏa sáng giữa dàn cast với style thượng lưu, còn đeo khuyên tai giống Meghan Markle đây này! - Ảnh 2.

Cũng không thể bỏ qua chi tiết nơ buộc nơi cổ áo đã phù phép cho cả tổng thể trang phục trở nên mềm mại, yêu kiều và hút mắt hơn.

Kwon Nara tỏa sáng giữa dàn cast với style thượng lưu, còn đeo khuyên tai giống Meghan Markle đây này! - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, kiểu tóc lỡ vai, được chải chuốt vô cùng tươm tất cũng ăn nhập hoàn hảo với bộ cánh đậm chất quý tộc của nữ diễn viên.

Kwon Nara tỏa sáng giữa dàn cast với style thượng lưu, còn đeo khuyên tai giống Meghan Markle đây này! - Ảnh 4.

Thêm một điểm thú vị nữa ở tổng thể trang phục của ngôi sao "Tầng Lớp Itaewon", đó chính là đôi bông tai ngọc trai, đính điểm viên đá nhỏ lấp lánh giống đến 90% đôi khuyên tai mà Meghan Markle được Nữ hoàng ban tặng. Đúng là không hề quá lời khi nói, Kwon Nara của ngày hôm nay sang trọng và quý phái hệt như nữ nhân Hoàng tộc.

Kwon Nara tỏa sáng giữa dàn cast với style thượng lưu, còn đeo khuyên tai giống Meghan Markle đây này! - Ảnh 5.

Cận cảnh đôi khuyên tai của Meghan Markle.

"Ma nơ canh đời thực" đích thị là Kwon Nara của Tầng Lớp Itaewon: Body như tượng tạc, mặc gì cũng đẹp quá thể đáng

Xuất hiện trong vai nữ phụ, là tình đầu của Park Seo Joon trong Tầng Lớp Itaewon, nhưng Kwon Nara được yêu thích chẳng hề kém những nhân vật chính của phim. Bên cạnh tình tiết nội dung thì nhan sắc và style của cô cũng khiến dân tình trầm trồ.

Với chiều cao 1m71, chỉ riêng đôi chân đã dài 1m06, Kwon Nara từng được ví von là một trong những cô nàng sở hữu đôi chân đẹp nhất Kbiz. Quả thực không phải nói quá khi nói Kwon Nara đúng là "ma nơ canh đời thực" bởi cô sở hữu body đẹp như tượng tạc, mặc gì cũng đẹp, cũng sang quá thể quá đáng.

Ma nơ canh đời thực đích thị là Kwon Nara của Tầng Lớp Itaewon: Body như tượng tạc, mặc gì cũng đẹp quá thể đáng - Ảnh 1.

Với đôi chân đẹp cực phẩm như người mẫu, khi diện quần short lợi thế của Kwon Nara càng hiện rõ. Chẳng thế mà dù đứng cùng Park Seo Joon và Kim Da Mi với chiều cao lần lượt là 1m86 và 1m7 mà Kwon Nara chẳng hề lếp vế chút nào.

Ma nơ canh đời thực đích thị là Kwon Nara của Tầng Lớp Itaewon: Body như tượng tạc, mặc gì cũng đẹp quá thể đáng - Ảnh 2.

Không hổ danh "ma nơ canh đời thực", diện set đồ tối giản hết mức với áo khoác nỉ, quần skinny jeans và đi boots cao cổ mà Kwon Nara vẫn sang chảnh ngời ngời.

Ma nơ canh đời thực đích thị là Kwon Nara của Tầng Lớp Itaewon: Body như tượng tạc, mặc gì cũng đẹp quá thể đáng - Ảnh 3.

Trong Tầng Lớp Itaewon, Kwon Nara thường diện những set đồ công sở như áo blazer, áo sơ mi. Nhưng style của cô lại chẳng hề cứng nhắc, già nua mà thậm chí còn đậm nét sang chảnh, trẻ trung khiến dân tình rần rần muốn tìm mua những item y hệt.

Ma nơ canh đời thực đích thị là Kwon Nara của Tầng Lớp Itaewon: Body như tượng tạc, mặc gì cũng đẹp quá thể đáng - Ảnh 4.

Trong những bức ảnh chụp hậu trường sương sương người ta mới càng phải trầm trồ về vóc dáng cực phẩm của Kwon Nara. Dù cô diện set đồ đơn giản mà vẫn đẹp và sang hết sức.

Ma nơ canh đời thực đích thị là Kwon Nara của Tầng Lớp Itaewon: Body như tượng tạc, mặc gì cũng đẹp quá thể đáng - Ảnh 5.

Quả là mỹ nhân thuộc phái "toàn chân", mẫu váy đen dáng dài đơn giản chiết eo nhẹ nhàng mới càng khiến chúng ta phải trầm trồ vì tỷ lệ cơ thể hoàn mỹ của Kwon Nara.

Ma nơ canh đời thực đích thị là Kwon Nara của Tầng Lớp Itaewon: Body như tượng tạc, mặc gì cũng đẹp quá thể đáng - Ảnh 6.

Kể cả khi diện trang phục oversized rộng thùng thình thì Kwon Nara cũng không hề bị dìm dịch vụ biên dịch hay xuề xòa chút nào.

Ma nơ canh đời thực đích thị là Kwon Nara của Tầng Lớp Itaewon: Body như tượng tạc, mặc gì cũng đẹp quá thể đáng - Ảnh 7.

Nếu set đồ này là người khác diện lên thì dễ là đã bị chê vì xuề xòa, dìm dáng nhưng khi Kwon Nara khoác lên thì vẫn sang hết sức.

Ma nơ canh đời thực đích thị là Kwon Nara của Tầng Lớp Itaewon: Body như tượng tạc, mặc gì cũng đẹp quá thể đáng - Ảnh 8.

Vì body đẹp cực phẩm lại thêm nhan sắc trẻ xinh nên Kwon Nara có thể chinh phục được đủ mọi style, từ sexy gợi cảm đến trẻ trung năng động.

Ma nơ canh đời thực đích thị là Kwon Nara của Tầng Lớp Itaewon: Body như tượng tạc, mặc gì cũng đẹp quá thể đáng - Ảnh 9.

Trong thời gian còn hoạt động là idol trong nhóm Hello Venus, Kwon Nara thường xuyên diện quần short khoe chân thon. Đôi chân của cô vừa dài vừa săn chắc khỏe mạnh.

Ma nơ canh đời thực đích thị là Kwon Nara của Tầng Lớp Itaewon: Body như tượng tạc, mặc gì cũng đẹp quá thể đáng - Ảnh 10.

Chẳng thế mà Kwon Nara từng được xếp danh sách những cô nàng có đôi chân đẹp nhất Kbiz.

Ma nơ canh đời thực đích thị là Kwon Nara của Tầng Lớp Itaewon: Body như tượng tạc, mặc gì cũng đẹp quá thể đáng - Ảnh 11.

Kwon Nara còn từng đến Việt Nam khoác lên mình chiếc áo dài thướt tha tôn lên body đẹp như tượng tạc.

63 tỉnh thành quyết định lịch đi học, nghỉ học của học sinh, sinh viên

Cập nhật: Tính đến chiều ngày 28/2, đã có một số tỉnh thông báo cho học sinh THPT đi học từ 2/3, học sinh từ mầm non đến THCS nghỉ tiếp 1-2 tuần hoặc chờ thông báo: Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Nghệ An, Phú Thọ, Bình Phước, Quảng Ninh, Long An, Bắc Giang, Cà Mau, An Giang, Hải Dương, Nam Định, Tiền Giang, Bạc Liêu, Điện Biên, Hà Giang, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hoá, Kiên Giang,  Vĩnh Long, ...

Riêng Hà Nội và Tiền Giang cho tất cả học sinh các cấp từ  mầm non, tiểu học, THCS, THPT nghỉ hết 8/3.

TP.HCM là tỉnh cuối cùng đã ra quyết định cho học sinh cấp Mầm non, Tiểu học, dịch vụ biên dịch THCS và lớp 10,11 được nghỉ hết 15/3. Riêng học sinh lớp 12 được nghỉ hết 8/3.

63 tỉnh thành quyết định lịch đi học, nghỉ học của học sinh, sinh viên - Ảnh 1.
63 tỉnh thành quyết định lịch đi học, nghỉ học của học sinh, sinh viên - Ảnh 2.
63 tỉnh thành quyết định lịch đi học, nghỉ học của học sinh, sinh viên - Ảnh 3.

Cụ thể:

Hà Nội: tất cả học sinh các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT nghỉ hết 8/3.

Quảng Trị: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm 1 tuần (đến hết 8/3), học sinh THPT đi học vào ngày 3/3.

Hưng Yên:  cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm 1 tuần (từ ngày 2/3-8/3); các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Vĩnh Phúc:  học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ hết 8/3; các cấp còn lại đi học từ 2/3.

Lai Châu:  cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học đến hết ngày 15/3. Học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3.

Kon Tum: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ hết 8/3. Học sinh các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3

Thái Nguyên:   UBND tỉnh đồng ý cho học sinh mầm non, tiểu học, học sinh THCS tiếp tục nghỉ học từ ngày 2 đến hết 8-3. Học sinh các trường THPT và học viên Trung tâm GDTX trên địa bàn sẽ đi học trở lại từ ngày 2-3.

Bình Dương: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm 2 tuần (từ ngày 2/3-15/3); các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Lạng Sơn: UBND tỉnh đồng ý với kiến nghị cho học sinh cấp mầm non, tiểu học và THCS nghỉ thêm 1 tuần (đến hết 8/3). Học sinh THPT và học viên Trung tâm GDTX trên địa bàn sẽ đi học trở lại từ ngày 2/3.

Cao Bằng : cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến hết ngày 7/3; học sinh các cấp quay trở lại học từ ngày 2/3.

Bắc Kạn UBND tỉnh đồng ý cho học sinh mầm non, tiểu học, học sinh THCS tiếp tục nghỉ học từ ngày 2 đến hết 8-3. Học sinh các trường THPT và học viên Trung tâm GDTX trên địa bàn sẽ đi học trở lại từ ngày 2-3.

Tây Ninh: học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ hết 14/3; các cấp còn lại đi học từ 2/3.

Hà Tĩnh: thông báo cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến khi nào có thông báo tiếp theo. Các cấp THPT, GDTX và sinh viên toàn tỉnh đi học lại từ ngày 2/3.

Khánh Hòa:   quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ trong 2 tuần (đến hết ngày 15/3). Các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Ninh Bình:   UBND tỉnh đồng ý cho học sinh mầm non, tiểu học, học sinh THCS tiếp tục nghỉ học từ ngày 2 đến hết 8-3. Học sinh các trường THPT và học viên Trung tâm GDTX trên địa bàn sẽ đi học trở lại từ ngày 2-3.

Thừa Thiên Huế: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đồng ý cho học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên đi học trở lại vào ngày 2/3. Đối với học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tiếp tục nghỉ học đến ngày 8/3. Bên cạnh, Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch Covid-19 chờ ngày học sinh trở lại.

Sóc Trăng:  ch o học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học đến hết ngày 8/3. Học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/ 3.

Bình Định : quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học đến hết ngày 8/3. Học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3.

Bà Rịa - Vũng Tàu : tiếp tục cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học và THCS nghỉ thêm 1 tuần đến hết ngày 7-3, còn học sinh THPT, học viên, sinh viên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn bắt đầu đi học lại từ ngày 2-3.

Bắc Ninh:  cho học sinh MN, TH và THCS tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 8/3/2020 để phòng chống dịch Covid-19. Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên đi học trở lại từ ngày 2/3/2020.

Trà Vinh : thôngbáo học sinh cấp mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học thêm một tuần từ 2-3 đến 8-3. Riêng cấp THPT, học viên các trường cao đẳng và trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên nhập học trở lại ngày 2-3.

Bến Tre : cho học sinh từ mầm non đến lớp 8 nghỉ đến hết 8-3, các khối lớp còn lại và sinh viên nghỉ đến hết 1-3 và đi học lại từ 2-3.

Hậu Giang: quyết định học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến khi có thông báo mới. Các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Hòa Bình: quyết định cho học sinh m ầm non và Tiểu học nghỉ hết 15/3, THCS nghỉ hết 8/3; các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Hà Nam: quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ trong 2 tuần (đến hết ngày 15/3). Các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Quảng Bình : thông báo cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ học đến ngày 8-3; học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên đi nghỉ đến hết 1-3.

Hải Phòng : UBND tỉnh đồng ý cho học sinh mầm non, tiểu học, học sinh THCS tiếp tục nghỉ học từ ngày 2 đến hết 8-3. Học sinh các trường THPT và học viên Trung tâm GDTX trên địa bàn sẽ đi học trở lại từ ngày 2-3.

Yên Bái : cho học sinh cấp mầm non, tiểu học, THCS nghỉ trong vòng 2 tuần (từ 2/3-15/3). Học sinh các trường THPT, học viên GDTX và sinh viên trên địa bàn đi học lại từ ngày 2/3.

Cần Thơ : cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ đến 15-3. Cấp THPT và học viên trung tâm giáo dục thường xuyên học lại từ ngày 2-3.

Thái Bình:  có công văn hỏa tốc về việc tiếp tục cho học sinh trên địa bàn tỉnh này nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, học sinh khối mầm non, tiểu học, học sinh THCS tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 15/3; học sinh các trường THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 8/3.

Đà Nẵng:  thống nhất chọn phương án theo đề nghị của Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho trẻ mầm non, học sinh, học viên từ lớp 1 đến lớp 11 tiếp tục nghỉ học đến ngày 8-3. Riêng học sinh, học viên lớp 12 đi học lại từ ngày 2-3.

Vĩnh Long: Học sinh lớp 12 sẽ đi học lại từ ngày 2/3; lớp 10, 11 nghỉ đến 8/3; các cấp mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến 15/3.

Kiên Giang: cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ đến hết 14/3,học sinh THPT, giáo dục thường xuyên, sinh viên nghỉ đến hết 1/3.

Thanh Hoá:  cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ để phòng dịch Covid-19. Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên đi học lại từ 2/3.

Lào Cai:  cho học sinh MN, TH và THCS tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 8/3/2020 để phòng chống dịch Covid-19. Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên đi học trở lại từ ngày 2/3/2020.

Sơn La: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học đến hết ngày 8/3. Học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3. 

Gia Lai: UBND tỉnh Gia Lai quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở nghỉ đến hết ngày 8/3; các cấp khác đi học trở lại vào ngày 2/3.

Đắk Nông:  đã có quyết định cho học sinh từ mầm non đến THCS tiếp tục nghỉ đến hết 8/3. Học sinh THPT, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp đi học trở lại từ ngày 2/3.

Đắk Lắk:  UBND tỉnh thống nhất cho học sinh THPT, giáo dục thường xuyên trên địa bàn đến trường từ ngày 2/3. Học sinh các cấp khác tiếp tục nghỉ thêm một tuần theo kiến nghị của Bộ GD&ĐT.

Quảng Nam: Sở GD&ĐT tỉnh quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến hết ngày 8/3. Các cấp khác đi học từ ngày 2/3.

Đồng Nai: Trưa chiều ngày 28/2, Sở GD-ĐT Đồng Nai đã quyết định cho học sinh từ bậc Mầm non đến THCS nghỉ học thêm 2 tuần (từ ngày 2 - 14/3). Đối với bậc THPT và trung tâm GDNN-GDTX, học sinh sẽ đi học trở lại từ ngày 2/3.

Đồng Tháp: UBND tỉnh quyết định cho học sinh lớp 9, THPT và giáo dục thường xuyên trên địa phương bắt đầu đi học từ ngày 2/3. Học sinh các lớp khác tiếp tục nghỉ học thêm 1 tuần.

Hà Giang: Học sinh THPT, sinh viên các trường chuyên nghiệp bắt đầu đi học từ ngày 2/3. Trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ từ ngày 2/3 đến hết ngày 8/3.

Lâm Đồng:  Học sinh THPT, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục đi học lại từ ngày 2/3. Học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến hết ngày 8/3.

Hải Dương: Trưa ngày 28/2, Sở GD-ĐT Hải Dương đã quyết định  cho học sinh từ bậc Mầm non đến THCS nghỉ học thêm 1 tuần (từ ngày 2 - 8/3). Đối với bậc THPT và t rung tâm GDNN-GDTX , học sinh sẽ đi học trở lại từ ngày 2/3. 

Điện Biên : Các trường cao đẳng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện cho học sinh THPT, học viên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3. Học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh tiếp tục nghỉ dạy và học đến hết ngày 15/3.

Bạc Liêu:   Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thống nhất cho học sinh THPT, sinh viên, học viên giáo dục thường xuyên, đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh đi học trở lại từ đầu tuần tới (ngày 2/3).  Trước mắt, cho trẻ em, học sinh cấp Mầm non, Tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 7/3.

Nam Định : X ét tờ trình đề nghị của Sở GD-ĐT Nam Định về việc cho học sinh, sinh viên đi học trở lại, UBND tỉnh đồng ý cho trẻ em các cơ sở giáo dục mầm non, học sinh tiểu học và THCS tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 15/3.  Học sinh, học viên, sinh viên các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX, các cơ sở đào tạo nghề, các trường trung cấp, CĐ, ĐH trên địa bàn đi học trở lại từ ngày 2/3.

Tiền Giang Sở GD-ĐT Tiền Giang cho biết toàn bộ học sinh, học viên các cấp học, bậc học mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên (kể cả học viên các trung tâm ngoại ngữ, tin học, dạy thêm) các trường, trung tâm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tiếp tục được nghỉ học từ ngày 2-3 đến hết ngày 8-3.

Quảng Ngãi: Sáng 28/2, ông Đỗ Văn Phu - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định cho học sinh từ bậc Mầm non đến THCS nghỉ học thêm 1 tuần (từ ngày 2 - 8/3) . Đối với bậc THPT và hệ bổ túc THPT, học sinh sẽ đi học trở lại từ ngày 2/3 . Sở GD&ĐT đã yêu cầu các điểm trường sẵn sàng đón học sinh trở lại học tập.

Trong khoảng thời gian này, Sở sẽ có thông báo tiếp theo về việc cho học sinh đi học trở lại hay tiếp tục nghỉ phòng chống Covid-19.

Quảng Ninh  vừa ban hành Công văn số 1148/UBND-GD thông báo học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm hai tuần để phòng dịch Covid-19, thời gian trở lại trường dự kiến là ngày 16/3. Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên có thể đi học lại từ ngày 2/3.

Trước đó, UBND tỉnh đã ban hành công văn hỏa tốc thông báo toàn bộ học sinh các cấp đi học trở lại ngày 2/3. Tuy nhiên trên cơ sở ý kiến đề nghị của Bộ GD&ĐT, trước diễn biến của tình hình dịch bệnh, UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi thời gian trở lại trường của học sinh.

Ninh Thuận : Sáng 28/2, UBND tỉnh Ninh Thuận ra quyết định cho tất cả học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ từ 2/3-8/3. Riêng học sinh THPT, học viên GDTX đi học lại từ ngày 2/3.

Bình Thuận : Sau khi có văn bản từ Bộ GD-ĐT, UBND Bình Thuận đã chính thức quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ học 2 tuần. Học sinh THPT, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục đi học trở lại vào ngày 2/3.

Nghệ An : UBND tỉnh Nghệ An đã chính thức ra quyết định cho  học sinh THPT đi học lại vào ngày 2/3, học sinh THCS đi học lại vào 9/3, bậc mầm non và tiểu học đi học lại vào 16/3.

Sở GD-ĐT tỉnh yêu cầu các trường cần phải phun thuốc tẩy trùng lần nữa trước khi học sinh đi học trở lại. Với cấp THPT, trường cần tiến hành vào ngày 29/2; còn với cấp mầm non, tiểu học phun trước 2 ngày học sinh trở lại trưởng.

Phú Thọ : Ông Phùng Quốc Lập - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ - thông tin đang chờ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Dự kiến, học sinh các trường THPT trên toàn tỉnh đi học trở lại vào ngày 2/3. Học sinh mầm non, tiểu học và THCS sẽ nghỉ tiếp 1-2 tuần.

Bình Phước : Ngày 28-2, Sở Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) Bình Phước đã có công văn gửi các phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc thông báo về việc đi học trở lại của học sinh, sinh viên trên toàn tỉnh. Theo đó, trẻ mầm non, học sinh tiểu học và trung học cơ sở (các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập) tiếp tục nghỉ học 2 tuần (từ ngày 2/3 đến 14/3). Học sinh cấp trung học phổ thông, sinh viên, học viên trong các cơ sở giáo dục bắt đầu đi trở lại từ 2/3.

Long An : UBND tỉnh Long An cũng vừa có quyết định cho học sinh từ mầm non tới lớp 9 nghỉ thêm 1 tuần (đến 7-3), trong khi học sinh THPT, học sinh hệ giáo dục thường xuyên và sinh viên đi học lại từ 2-3.

Bắc Giang : Sáng 28/2, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành văn bản thông báo học sinh trên địa bàn ở bậc mầm non, tiểu học nghỉ từ ngày 2/3 đến hết 8/3. Học sinh THCS, THPT, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường cao đẳng, học sinh, sinh viên trở lại trường từ 2/3.

An Giang: Sáng 28/2, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã chính thức quyết định cho học sinh và sinh viên toàn địa phương nghỉ học dựa theo công văn mới nhất Bộ GD-ĐT vừa công bố. Cụ thể, tiếp tục cho học sinh mầm non, mẫu giáo, tiểu học và THCS nghỉ thêm 1 tuần từ ngày 2-3 đến hết ngày 8-3. Còn lại học sinh khối THPT, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp trở lại nhập học từ ngày 2-3.

Cà Mau: quyết định cho học sinh từ mầm non tới lớp 9 tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 8-3. Học sinh THPT, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp bắt đầu đi học trở lại từ 2-3.

63 tỉnh thành quyết định lịch đi học, nghỉ học của học sinh, sinh viên - Ảnh 4.

Trước đó chiều 27/2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ đã ký công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cho học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ học để phòng, chống Covid-19.

Trước tình hình Covid-19 đang có diễn biến phức tạp ở một số nước, Bộ GDĐT đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương xem xét, quyết định cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở tiếp tục nghỉ học từ 01 đến 02 tuần (học sinh trung học phổ thông và học viên giáo dục thường xuyên đi học từ ngày 02/3/2020).

Bộ GDĐT đề nghị các địa phương chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm quy trình phòng, chống Covid-19, đảm an toàn trường học theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cập nhật lịch nghỉ học, đi học trở lại Nhanh và Chính xác nhất của học sinh, sinh viên, học viên cả nước tại ĐÂY!

Cuộc sống đối lập của một cặp chị em song sinh, kẻ giàu sang người nghèo khó chỉ vì quyết định sai lầm của mẹ ruột hàng chục năm về trước

Trên cuộc đời này chúng ta luôn gặp được những cặp song sinh giống nhau nhưng số phận lại khác nhau. Hai chị em sinh đôi trong câu chuyện này chỉ kém nhau 5 điểm trong bài thi đại học nhưng càng ngày sự khác biệt ngày càng rõ ràng hơn.

Hai bé gái sinh đôi ra đời hơn 30 năm trước là kết tinh tình yêu của người phụ nữ họ Trần và chồng. Hai đứa bé rất đáng yêu và vì là song sinh nên ngoại hình của cả 2 rất giống nhau.

Tuy nhiên, cô Trần không thể chăm 2 đứa bé cùng lúc nên đã nhờ bố mẹ chồng chăm sóc giúp bé chị, còn mình sẽ tự nuôi dưỡng bé em. Theo kế hoạch của cô, sau khi 2 người con lên trung học sẽ đón con về nhà, để hai chị em sống gần nhau.

Cuộc sống đối lập của một cặp chị em song sinh, kẻ giàu sang người nghèo khó chỉ vì quyết định sai lầm của mẹ ruột hàng chục năm về trước - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trong nháy mắt, 2 cô gái đã trải qua kỳ thi đại học căng thẳng. Cô Trần cũng không lo lắng nhiều về kết quả thi cử của 2 con vì thành tích học tập nhiều dịch vụ biên dịch năm qua rất tốt.

Tuy nhiên, điểm của người chị thấp hơn em gái song sinh của mình 5 điểm. Không ai ngờ đến, chỉ 5 điểm nhưng lại khiến cuộc đời 2 chị thay đổi hoàn toàn. Trong khi người em bắt đầu nhập học một trường đại học trọng điểm thì người chị chỉ đủ điểm đậu một trường đại học bình thường.

Một thời gian sau, cô em tìm được một người bạn trai giỏi giang, là đàn anh cùng trường đại học. Sau khi tốt nghiệp, cô còn đảm nhận vị trí CEO của một công ty danh tiếng. Về phần người chị, người yêu của cô chỉ là một giáo viên bình thường, cuộc sống về sau cũng vất vả hơn.

Cuộc sống đối lập của một cặp chị em song sinh, kẻ giàu sang người nghèo khó chỉ vì quyết định sai lầm của mẹ ruột hàng chục năm về trước - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Lý do được cho là nguyên nhân của sự cách biệt giữa họ, chính là tính cách. Người em rất năng động và lạc quan, trong khi đó, cô chị song sinh lại trầm lặng ít nói.

Nhiều năm về sau, người mẹ họ Trần vẫn không ngừng hối hận về quyết định nhờ mẹ chồng nuôi dưỡng giúp một người con của mình. Cô cho rằng nếu ngày trước có thể cố gắng nuôi dạy cả 2 con cùng nhau thì số phận của 2 chị em bây giờ sẽ không quá khác biệt như vậy.

Nguồn: Sohu

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Chuyện 'cười ra nước mắt' ngày chống dịch

"Nhà mình ngoài đó đang có dịch, khách khứa trong này ít nhiều họ cũng lo lắng", ông thông gia người Quảng Bình trình bày qua điện thoại tối 18/2. Ông Chung nghe xong quay sang vợ, thở dài. Bà Hà cố gắng bào chữa "đấy là xã Sơn Lôi ở bên kia sông, xã Bá Hiến nhà tôi không ai bị cả".

Xã Bá Hiến quê bà, dù cùng huyện Bình Xuyên nhưng cách Sơn Lôi con sông Tranh, nghĩa là không nằm trong diện " cách ly " và cũng chưa ai công bố rằng Bá Hiến có dịch. Nhưng bà Hà vẫn khó thanh minh với người ngoại tỉnh, nhất là qua điện thoại. Sáng hôm sau, bà vẫn tìm lên trụ sở UBND xã Bá Hiến xin giấy xác nhận, vì thực tế, yêu cầu này đến từ chính quyền địa phương nhà trai.

"Giấy chứng nhận này không thuộc chuyên môn chính quyền xã", bà Hà hụt hẫng trước câu trả lời của ủy ban. Văn bản bà xin chưa từng tồn tại trong lịch sử hành chính xã. Tiễn bà Hà trước cửa phòng làm việc, vị lãnh đạo xã dặn dò "Đôi bên gia đình lựa, hạn chế đi lại, không thì đành nhà nào tổ chức nhà nấy".

"Biết thế này cưới luôn trước Tết cho rồi", ông Chung vò đầu trước "ngày vui" của con gái.

Lần đầu gả con gái đi xa, bà Hà phải lên uỷ ban xã xin xác nhận địa phương không có vấn đề gì. Ảnh: Ngọc Thành.

Lần đầu gả con gái đi xa, bà Hà phải lên uỷ ban xã xin xác nhận "địa phương không có vấn đề gì". Ảnh: Ngọc Thành.

Tháng 11/2019, con gái ông Chung kết thúc 5 năm du học Nhật Bản, trở về Việt Nam với dự định kết hôn với chàng trai quê Quảng Bình quen ở bên đó. Bảy ngày sau, lễ dạm ngõ được tổ chức, cô gái theo chồng đón cái Tết đầu tiên ở miền Biên dịch Trung. Hôn lễ phía nhà trai, theo kế hoạch, sẽ được tổ chức vào đầu tháng 3.

Gả con gái đầu lòng, bà Hà lo lắng nhiều, từ việc chọn đại diện họ hàng vào nhà trai, đến xếp xe, thuê tài xế hợp tuổi, lái tốt, mọi thứ đã sẵn sàng. Chỉ trừ dịch bệnh là nằm ngoài dự tính.

Bà Hà đã nghĩ đến trường hợp cô con gái 25 tuổi sẽ không có anh em họ hàng ở bên trong ngày xuất giá. "Ông bà cứ phải vào với các con. Còn chuyện sau đó tính tiếp", thông gia trấn an bà Hà sau khi biết không có giấy xác nhận.

Hết cách, bà đành giảm số người nhà gái, từ 10 người xuống còn 4, gồm vợ chồng và ông nội, ông ngoại. Thứ hai tuần sau, vợ chồng bà Hà cùng với các thành viên đã được chọn sẽ đi xuống huyện khám, xin xác nhận sức khoẻ bình thường trong mười ngày qua. Bà cũng đã nghĩ tới quãng đường gần 600 km sắp di chuyển, nghĩ tới việc thuê một ôtô biển số 29 - Hà Nội, thay vì biển 88 - Vĩnh Phúc. "Chúng tôi không giấu giếm gì cả, nhưng không muốn mọi người phải lo lắng không cần thiết", bà chia sẻ.

Đám cưới tổ chức ở nhà gái (tại Vĩnh Phúc) sẽ hoãn lại, chưa in thiệp mời, chưa đặt cỗ cưới. "Bao giờ hết dịch sẽ tổ chức, không thì cứ bình tĩnh chờ". Bà Hà nghĩ. Dịch corona đã khiến quá nhiều dự tính trong năm của nhà bà gặp khó khăn, sáu phòng karaoke gia đình đang kinh doanh tốt nay đã đóng cửa. Mà không riêng gia đình bà, nhà hàng xóm có con gái cưới vào cuối tháng ba cũng hoãn lại chờ hết dịch.

Ông Tuấn cùng với hơn 10.600 người dân xã Sơn Lôi đều nằm trong vòng phong toả 20 ngày. Ảnh: Ngọc Thành.

Ông Tuấn cùng với hơn 10.600 người dân xã Sơn Lôi đều nằm trong vòng "phong toả" 20 ngày. Ảnh: Ngọc Thành.

Ở xã Sơn Lôi bên kia sông , gần mười ngày nay, thay vì ngồi văn phòng hoặc đi các xã, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó ban Tuyên giáo Huyện uỷ Bình Xuyên trở thành "đặc phái viên" bất đắc dĩ của huyện ủy ở ngay giữa vùng cách ly.

Gia đình năm người gồm ông Tuấn và vợ, hai đứa trẻ con và bà ngoại đang sống trong vòng cách ly 20 ngày khi Sơn Lôi bị phong toả.

Trước ngày Bộ Y tế thông tin chính thức về ba ca nhiễm nCoV, gia đình ông Tuấn cũng như hàng nghìn người Sơn Lôi khác vẫn đi thăm họ hàng, chúc Tết mà không biết mình sẽ bị gắn định danh "người dân vùng dịch". Khi thông tin được công bố chiều 30/1, ông liền dặn người nhà hạn chế đến nơi đông người, cũng tránh gặp bạn bè ở nơi khác. Dự định về quê nội ở huyện Sông Lô dự đám cưới người cháu họ cũng hoãn, vì "đi đâu bây giờ cũng không tiện dù mình không bị nhiễm bệnh".

Tối 12/2, ông Tuấn nhận được điện thoại từ lãnh đạo thông báo ngày mai có thể "làm việc ở nhà" bởi các lực lượng chức năng sẽ bắt đầu lập chốt.

Ông Tuấn dặn vợ mua thêm thịt cá bỏ tủ lạnh, muối dưa cà để chuẩn bị cho những ngày "nội bất xuất" khỏi Sơn Lôi. Thi thoảng, ông ra đầu làng nhận tiếp tế từ bố vợ ở Vĩnh Yên, khi con gà, lúc mớ rau, hoặc nhận xăng do người giao hàng mang tới để đi lại trong làng. Công việc hoặc tin tức ở Sơn Lôi đều được ông cập nhật về huyện qua email hoặc điện thoại.

Hoạt động giao thương với người ngoài và người Sơn Lôi giờ đều diễn ra qua barie, có sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Ảnh: Ngọc Thành.

Hoạt động giao thương với người ngoài và người Sơn Lôi giờ đều diễn ra qua barie, có sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Ảnh: Ngọc Thành.

Mọi sinh hoạt của hơn 10.600 người dân của sáu thôn trong xã Sơn Lôi gói gọn sau 12 thanh barie của các chốt kiểm dịch. Ông Tuấn thấy "bó chân, bó tay" trong những ngày đầu cách ly, nhưng rồi tự điều chỉnh cách tiếp cận, bởi coi như mình đang dưới địa bàn, trực tiếp chống dịch và có thông tin gì sẽ cập nhật về huyện.

"Cách Sơn Lôi đến 30 km nhưng vẫn là người Vĩnh Phúc" , chị Tạ Thị Lương sống ở Tam Đảo kể về trải nghiệm bị mặc định là "người dân đến từ nơi có dịch".

Tuần trước, anh em chị Lương đi đền Bảo Hà (Lào Cai) và rủ nhau công đức một ít tiền sau lễ bái dâng hương. Người viết phiếu tươi cười trông xấp tiền, hỏi chị quê ở đâu để còn ghi danh. Nhưng vẻ đon đả không còn khi nghe "bọn em đến từ Vĩnh Phúc". Họ nhận tiền, ghi phiếu rồi lấy tay điều chỉnh khẩu trang trên mặt, không nói gì. Từ giây phút đó trên hành trình du xuân, Lương hạn chế nói ra quê quán của mình.

Trước đó tại cuộc họp báo ngày 14/2, ông Lê Duy Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nói tỉnh đã triển khai đồng bộ, nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch. "Vĩnh Phúc sẽ không để dịch lây lan ra ngoài", ông khẳng định và nói thêm, người dân tỉnh Vĩnh Phúc không nằm trong diện cách ly, mà Vĩnh Phúc chỉ có vùng cách ly là xã Sơn Lôi. Do vậy, tổ chức và cá nhân nào cách ly người dân tỉnh Vĩnh Phúc không theo hướng dẫn của Bộ Y tế là vi phạm pháp luật.

Ông Bùi Huy Vĩnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, cũng lấy làm tiếc vì thời gian qua một số cá nhân chia sẻ thông tin về dịch bệnh tại Vĩnh Phúc không chính xác, đầy đủ, không chia sẻ tình cảm với người dân Vĩnh Phúc lúc này. Vì vậy, ông mong muốn truyền đi thông điệp khách quan, chính xác để mọi người hiểu đúng về tình hình dịch bệnh và không có sự kỳ thị với người dân Vĩnh Phúc.

Thanh Lam - Hoàng Phương

*Một số nhân vật đã được đổi tên

Thêm 87 ca nhiễm virus corona ở Hàn Quốc

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) sáng nay thông báo 142 ca nhiễm mới. Với thêm 87 ca cập nhật vào chiều nay, tổng số ca nhiễm mới ghi nhận hôm Biên dịch nay là 229.

Nhân viên y tế đưa bệnh nhân nCoV vào bệnh viện ở Chuncheon ngày 22/2. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế đưa bệnh nhân nCoV vào bệnh viện ở Chuncheon ngày 22/2. Ảnh: AFP .

Trong số 229 ca mới, 95 trường hợp liên quan đến bệnh viện Daenam ở Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang, nơi xảy ra ca tử vong do nCoV đầu tiên tại Hàn Quốc. Hôm qua, một bệnh nhân khác chết tại bệnh viện ở Busan sau khi được điều chuyển từ bệnh viện Daenam.

Trong số các trường hợp mới, 62 ca liên quan đến giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa). Một nữ tín đồ 61 tuổi , được gọi là "bệnh nhân 31", được cho là đã lây virus cho những người khác khi tham dự các buổi lễ tại nhà thờ ở Daegu của giáo phái.

Tổng cộng 111 ca, gồm 9 nhân viên y tế và 102 bệnh nhân, được ghi nhận ở bệnh viện Daenam. Cơ sở này bị phong tỏa để ngăn chặn lây lan virus. Tổng số 231 ca nhiễm liên quan đến các buổi lễ của Tân Thiên Địa ở Daegu. KCDC cho biết họ đã yêu cầu 9.336 thành viên Tân Thiên Địa tự cách ly. Trong số đó, 544 người nghi nhiễm đang được xét nghiệm.

Giới chức đang xem xét mối liên quan giữa bệnh viện và giáo phái. Gần như tất cả bệnh nhân của khoa tâm thần tại bệnh viện Daenam đều nhiễm virus. Hồi đầu tháng này, đám tang anh của người sáng lập Tân Thiên Địa được tổ chức tại cùng tòa nhà với khoa tâm thần.

Hàn Quốc cũng phát hiện các ca nhiễm tại những tỉnh khác như Jeju, Chungcheong, Bắc Jeolla, Gyeonggi. 4 ca nhiễm được phát hiện tại Busan, thành phố lớn thứ hai Hàn Quốc với 3,4 triệu dân. Samsung Electronics hôm nay cho biết phát hiện một nhân viên nhiễm nCoV tại tổ hợp nhà máy sản xuất thiết bị di động ở thành phố Gumi, đông nam Hàn Quốc. Samsung dự kiến đóng cửa toàn bộ cơ sở cho đến sáng 24/2.

Hầu hết bệnh nhân nhiễm nCoV ở Hàn Quốc trong tình trạng ổn định, nhưng khoảng 9 người có bệnh lý nền trong tình trạng tương đối nguy kịch. 18 người nhiễm nCoV đã khỏi bệnh.

Phương Vũ (Theo Yonhap )

Huỳnh Nga - bậc thầy đạo diễn cải lương

NSND Huỳnh Nga qua đời hôm 21/2 ở tuổi 88, sau thời gian điều trị bệnh thận, hô hấp và tim mạch. Bạch Tuyết, Lệ Thủy - hai gương mặt từng tham gia vở Đời cô Lựu - gọi ông là bậc thầy của sân khấu cải lương. Qua tài dàn dựng của ông, nhiều tác phẩm như Đời cô Lựu, Tiếng sáo đêm trăng, Hoa độc trong vườn, Người giữ mộ ... gây tiếng vang, từng bước tạo nên tên tuổi cho hàng loạt nghệ sĩ.

trong live show Phong trần theo nghiệp Tổ do đạo diễn Thanh Hiệp dàn dựng năm 2015 tại Nhà hát TP

Đạo diễn Huỳnh Nga (trái) bên danh hài Hoài Linh trong liveshow "Phong trần theo nghiệp tổ" năm 2015 tại Nhà hát TP HCM. Ảnh: Thanh Hiệp.

Huỳnh Nga xuất thân từ một gia đình nghèo ở Long An. Cha ông đi ở đợ, mẹ làm thuê, thuở bé, ông khát khao được đến trường. Lớn lên, ông đi làm giao liên cách mạng. Ông bén duyên sân khấu khi làm nghề bồi giấy, pha màu cho NSND - họa dịch vụ biên dịch sĩ Hoàng Tuyển vẽ tranh, rồi được nhận vào Đoàn kịch khu 8. Đam mê diễn xuất của ông dần trỗi dậy qua các vở: Đồng xanh máu đỏ, Miếng sắt cũ, Mưu dân quân ... Cuối năm 1956, ông giải ngũ, xin vào Đoàn cải lương Nam bộ làm diễn viên và bắt đầu gắn bó nghiệp đạo diễn.

Vốn là dân ngoại đạo so với nhiều đồng nghiệp lừng lẫy đương thời như Mỹ Châu, Thanh Tuấn... Huỳnh Nga luôn dày công tầm sư học đạo. Ông tham gia các khóa học ngắn ngày do các thầy từ Trung Quốc, Liên Xô (cũ) sang tập huấn. Năm 1968, ông quyết định sang Romania học làm đạo diễn trong bốn năm. Ông luôn tư duy làm sao để thiết kế, bố cục sân khấu tôn tinh thần tác phẩm.

Sau năm 1975, ông về TP HCM công tác, được phân dàn dựng vở Gánh cỏ sông Hàn của đoàn Hương Mùa Thu chỉ trong năm ngày. Khi đó, "dưới trướng" của ông là Minh Phụng, Hoài Thanh, Ngọc Hương... - những giọng ca cải lương lừng lẫy của miền Nam. Lúc ấy, ông chuyên về kịch nói, chưa có kiến thức sâu về cải lương. Với ông, tiếng đờn vọng cổ phức tạp hơn tân nhạc vì một chữ có thể nhấn nhá thành nhiều âm điệu. Đêm nằm gác tay lên trán, ông thao thức, nhận ra Sài Gòn đang là miền đất hứa của cải lương, còn kịch nói lúc đó chỉ có đoàn Kim Cương. Ông quyết định học lại cải lương từ đầu, kết hợp kiến thức sách vở với kinh nghiệm từ các nghệ sĩ xung quanh. Vở Gánh cỏ sông Hàn ra đời và lôi cuốn khán giả.

Vở Đời cô Lựu - dàn dựng năm 1983 - đánh dấu một mốc son mới của Huỳnh Nga . Khi đó, theo đề nghị của Sở Văn hóa - Thông tin TP HCM, các nghệ sĩ dựng một vở cải lương chuẩn mực sang Đức biểu diễn cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc ( UNESCO) xem. Trước đó, vở đã gây tiếng vang qua diễn xuất của thế hệ nghệ sĩ Phùng Há, Ba Vân, Thanh Nga... tại đoàn Thanh Minh. Huỳnh Nga chịu áp lực phải đổi mới vở, đồng thời vẫn giữ được tinh thần gốc của tác phẩm. Nhờ sự hỗ trợ của soạn giả - NSND Viễn Châu, phiên bản mới ra đời với sự tham gia của Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Minh Vương, Diệp Lang... Qua lối dàn dựng của Huỳnh Nga, khán giả thuở ấy ấn tượng mạnh với lớp diễn bi thương của Lệ Thủy, Minh Vương qua nhân vật tiểu thư nhà giàu Kim Anh và chàng trai lưu lạc Võ Minh Luân.

N hân vật Bảy "cán vá" cũng là một trong những đổi mới được đánh giá cao của cố đạo diễn so với bản cũ. Với diễn xuất của nghệ sĩ Ngọc Giàu, tiếng cười từ Bảy "cán vá" - người giúp việc trong gia đình Kim Anh - tạo thêm màu sắc hài hước, bên cạnh câu chuyện bi thương của tuyến nhân vật chính. Tác phẩm được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một năm 1996. Huỳnh Nga được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân một phần nhờ vở này.

NSND Lệ Thủy và Bạch Tuyết hát 'Đời cô Lựu'
 
 
NSND Lệ Thủy và Bạch Tuyết hát 'Đời cô Lựu'

NSND Lệ Thủy và Bạch Tuyết trong trích đoạn "Đời cô Lựu". Video: Youtube.

Nghệ sĩ Bạch Tuyết - người đóng vai cô Lựu - đánh giá, nhiều tác phẩm qua bàn tay của đạo diễn Huỳnh Nga đã góp phần giúp sân khấu cải lương Sài Gòn khôi phục thời hoàng kim. " Trong đó, Đời cô Lựu là tác phẩm đỉnh cao đánh dấu chặng đường đưa cải lương hòa nhập với đời sống văn hóa toàn cầu khi đoàn cải lương 284 lưu diễn ở châu Âu. Tác phẩm gây tiếng vang đến mức nhiều nghệ sĩ, đạo diễn, nhạc sĩ tham gia vở đã được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân", bà kể.

Sau Đời cô Lựu , Huỳnh Nga được xem là đạo diễn kỳ cựu của sân khấu cải lương. Nhiều đồng nghiệp gần như quên hẳn ông xuất thân là dân kịch. Đạo diễn Thanh Hiệp - từng thực hiện chương trình tôn vinh Huỳnh Nga năm 2013 - nói về cố đạo diễn: "Ông đặt nền tảng cho những thủ pháp mộc mạc nhưng thấm sâu trong tâm thức người xem về nghệ thuật cải lương Nam Bộ". Sau đó, ông vẫn tìm tòi để cho ra đời những vở như Tìm lại cuộc đời, Khách sạn hào hoa, Tấm Cám ... Ông ví mình như con kiến, tha dần chút kiến thức bồi đắp đam mê làm nghề.

Nhiều hậu bối ấn tượng với Huỳnh Nga bởi tính dí dỏm, luôn nhiệt huyết với diễn viên trẻ. Nghệ sĩ Điền Trung gọi cố đạo diễn là ông ngoại vì ông từng dạy mẹ anh. Năm 2007, anh tập tiết mục Giang sơn mỹ nhâ n ở rạp Hưng Đạo - nơi Huỳnh Nga thích uống cà phê mỗi sáng. Thấy anh diễn chưa đạt, ông lên sân khấu mắng rồi thị phạm. Xong, ông cười rồi chắp tay sau lưng ra ngoài tiếp tục tán dóc. Ông còn rất thích đùa. Một lần, thấy anh dựng xe máy trước rạp để tập tuồng, ông chạy lại, mượn năm nghìn đồng. Điền Trung nói ông muốn mua gì để anh đi mua giúp cho, ông đáp: "Không, tao đi mua cái khăn lau xe giúp mày, nhìn cái xe dơ thấy gớm!".

Một thời gian dài, ông chịu cảnh thiếu thốn trong bệnh tật. Cuối năm 2012, nghệ sĩ nhập viện vì rối loạn tiêu hóa, giữa năm 2013 phẫu thuật cắt bỏ ung thư trực tràng. Từ đó, ông gầy rộc, giao tiếp khó khăn, trí nhớ cũng giảm sút rõ rệt. Lúc ấy, một tay vợ đạo diễn chăm sóc ông. Bà vốn là diễn viên của đoàn kịch Công an. Lấy ông, bà từ bỏ nghiệp diễn, chọn công việc hành chính để có thời gian lo cho gia đình. Từ số lương ít ỏi của vợ chồng, bà lo thu vén cuộc sống, nuôi ba con chung và một con riêng của ông.

Nhiều năm liền, gia đình ông - 13 thành viên (bao gồm vợ chồng nghệ sĩ, vợ chồng ba con trai cùng năm người cháu) - chung sống trong một căn hộ tập thể rộng hơn 60 m2. Năm 2017, theo chỉ đạo của Thành ủy TP HCM, Huỳnh Nga được trao tặng căn chung cư ở quận 4, trị giá hơn hai tỷ đồng. Cuộc sống gia đình ông từ đó mới bớt chật vật phần nào.

Vợ chồng đạo diễn Huỳnh Nga năm 2015. Ảnh: Châu Mỹ.

Vợ chồng đạo diễn Huỳnh Nga năm 2015. Ảnh: Châu Mỹ.

Những năm cuối đời, ông vẫn tâm huyết với sự đổi mới trong cải lương. Năm 2018, ông phản đối việc nghệ sĩ Gia Bảo đưa Bolero vào vở Đời cô Lựu khi tái dựng. Ông cho rằng đây là vở kinh điển, không cần đến Bolero để chạy theo thị hiếu số đông. "Tôi ủng hộ mọi thử nghiệm, nhưng chúng phải tôn được cái hay, cái độc đáo cho cải lương. Nếu kết hợp mà không ăn rơ, hoặc na ná nhau, khán giả sẽ không còn mặn mà", ông từng nói.

Lễ viếng NSND Huỳnh Nga được tổ chức tại Nhà tang lễ TP HCM từ ngày 22/2. Lễ truy điệu diễn ra sáng 24/2, linh cữu nghệ sĩ được an táng ở Long An.

Mai Nhật